Chuyện Marketing

Recap Quán Trà Đá Zoom 01

LÀM SAO ĐỂ BÁN CHỮ ĐƯỢC NHIỀU TIỀN HƠN - CÁCH ĐỊNH GIÁ BÀI VIẾT

Phòng trà ngày 29/3 năm COVID thứ nhất được host bởi anh chủ quán Thái Học
– Ms.Huyền Trang – Copywriter 10 năm kinh nghiệm, là tác giả/dịch giả 85 đầu sách
– Ms.Nguyễn Thu Trang – Founder Digiviral và TAAM Media, chuyên quản lý nhân sự content.
– Ms. Trần Hoàng Ngọc Tâm – Content manager của ATP Sofwtare, Account Manager ở VOZ Media, Founder của ngaocontent.com

Định giá content luôn là một chủ đề hot, nó hot vì ảnh hưởng trực tiếp tới sự “yêu nghề” của dân Con-Cop. Định giá không chuẩn thì hoặc là bạn giận khách, không thì khách giận bạn. Mà mối quan hệ “giận-giận” như thế thì chẳng thể nào bền nổi.

Buổi “trà đá” với anh chủ quán đẹp trai hôm qua đã làm chủ đề này “hết hot” vì nó đã được giải quyết nhanh gọn lẹ dễ hiểu đáng yêu rồi.

Recap này sẽ dành cho các bạn hôm qua không kịp vào Zoom và cũng như một dịp để mình hệ thống lại những điều đã học được. Cảm ơn 2 chàng trai Thời VũTô Nguyễn Trọng Nhân đã kéo mình vô “dự án” recap này!


1. Định giá content thế nào cho chuẩn

Có 2 góc nhìn để định giá content của bạn. Bao gồm “định giá khách quan” và “định giá chủ quan”.

Đối với định giá khách quan, mức giá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà bạn không thể tác động vào được. Định giá khách quan thường là một con số cụ thể. Ví dụ:

  • Mức trung bình thị trường
  • Giá căn cứ theo cung cầu thị trường
  • Theo mong muốn và mục tiêu của khách hàng
  • v.v…

Đối với định giá chủ quan, là các yếu tố sinh ra theo nhu cầu cá nhân của bạn, phụ thuộc hoàn toàn vào bạn và có tính chất cảm tính. Định giá chủ quan thì không có giá trị cụ thể. Nó có thể là:

  • Nhu cầu về tiền bạc hoặc học hỏi của bạn
  • Uy tín và thương hiệu cá nhân của bạn
  • Một vài yếu tố cảm xúc chủ quan
  • v.v…

Như vậy khi định giá cần phải kết hợp cả 2 góc nhìn trên để đạt được mức định giá mà cả bạn và khách đều không “giận”.

Phần này dễ hình dùng hơn thì mình minh hoạ thế này:

Nếu coi mức trung bình của thị trường là không đổi và bằng 1 thì đời người “con sen” lúc này sẽ đi qua 3 cấp độ với 3 mức giá trị 0, 1 và 2.

Cấp độ 0: Người mới vào nghề, người cần học hỏi nhiều hơn là kiếm tiền.

Khi đó giá trị chủ quan của bạn bằng 0. Giá trị thị trường yêu cầu bạn đạt được là 1.

0<1, lúc này bạn không có quyền deal giá, thậm chí bạn đang “đi học có lương”. Người mua content của bạn thậm chí phải bỏ rất nhiều công sức hoặc tiền bạc để chỉnh sửa, đưa content của bạn lên =1. Muốn nhanh qua cấp này chỉ có một cách duy nhất là tập trung vào học để lên cấp thôi.

Cấp độ 1: Người làm quen tay, đạt vừa đủ tiêu chuẩn ngành

Lúc này giá trị chủ quan của bạn bằng 1, của thị trường vẫn là 1.

Bạn đã có quyền deal giá, nhưng là deal là để mình không bị thiệt và không được cao hơn giá trung bình thị trường. Ở cấp độ này thì đã đến lúc có lương, nhưng vẫn cần cân bằng với việc học để còn lên cấp.

Cấp độ 3: Người đặc biệt

Người đặc biệt không phải là người duy nhất, mà là người tạo ra được content đặc biệt.

Content của bạn cần khác biệt với phần còn lại của thị trường, hiệu quả hơn phần còn lại của thị trường. Nói cách khác, bạn đã có thương hiệu cá nhân trong làng viết, đã có uy tín và có giá trị chủ quan lúc này bằng 2.
2 thì lớn hơn 1.

Do vậy, khách mới là người cần deal giá với bạn. Thậm chí nếu thương hiệu cá nhân, sự uy tín của bạn có giúp tăng giá trị content lên 3, 4, 6,… chứ không chỉ dừng ở 2. Để tạo được thương hiệu cá nhân thì không chỉ nằm duy nhất ở chuyên môn, cần có kế hoạch.

Gợi ý cho một kế hoạch thì mình recap ở phần tiếp theo.

2. 3 yếu tố bắt buộc có trong xây dựng thương hiệu cá nhân

3 key đó chính là:

  • Giỏi 1 cái gì đó có ích
  • Network
  • Định vị

Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ cần la liếm, tương tác hay nịnh nọt là có được network tốt, từ đó là bàn đạp xây dựng thương hiệu cá nhân. Một network chất lượng là khi tạo ra được giá trị 2 chiều, nếu bạn không giỏi một cái gì đó thì… không thể.

Bạn không cần thiết phải giỏi nhiều thứ, hãy bắt đầu từ 1 thứ và thứ đó có ích, có người cần đến thứ đó. Từ đó những network đầu tiên sẽ đến và dần dần mở rộng network của bạn.

Có network rồi thì lúc này đến phần của định vị. Bạn cần định vị rõ ràng bản thân mình ở đâu, từ đó nhắc lại cho mọi người ghi nhớ mình là ai, mình giỏi cái gì.

3 yếu tố này bắt buộc phải được thực hiện đúng thứ tự. Nếu sai thứ tự hoặc thiếu bất cứ yếu tố nào thì bạn sẽ chỉ xây dựng được một thương hiệu của sự thất bại mà thôi.

3. Trà đá tản mạn và Q&A

(Phần này 2 ông kia ghi được mỗi phần trả lời của chị Thu Trang, không biết ý gì)

Q: Lỗi thường gặp nhất ở các nhân sự content khi mới vào nghề là gì?
A:
+ Khi làm nhãn: không tìm hiểu sp mà cứ đâm đầu vào viết theo form, không có đam mê với sản phẩm
+ Nghĩ content là quảng cáo, không định nghĩa được các dạng content, dạng bài nào cũng viết nhưng không chuyên môn hóa được mảng nào.
+ Lỗi kém giao tiếp với quản lý, không chủ động trao đổi dẫn đến không biết sai đâu mà sửa
+ Làm việc ở nhà vô tổ chức, viết theo hứng, ngày viết ít ngày viết nhiều dẫn đến “chậm lớn”

Q: Nếu mới đi làm content thì nên làm cho Agency hay Client ạ?
A: Tùy vào định hướng phát triển của em muốn trở thành Quản lý hay Chuyên gia, nhưng chị ủng hộ Agency, vì làm ở môi trường này sẽ giúp rèn luyện kĩ năng tốt hơn dù hơi vất vả, khi được va chạm với nhiều brand sẽ mở rộng khả năng viết hơn ở Client.
– Agency là làm một thứ cho nhiều người, tăng chuyên môn
– Client là làm nhiều thứ cho một người, tăng nhiều kỹ năng.

Q: Chị hãy cho lời khuyên về việc các bạn trẻ hoặc các bạn trong nghề không phân biệt được giữa Content Writer & Copy Writer cũng như nhiều loại content khác nhau.
A: Nếu muốn định hướng làm content chuyên nghiệp: Các bạn nên chuyên một mảng nhất định, chất nhất, sau đó, dàn trải ra những loại khác.

4. 1 phút quảng cáo

Phần này mình viết không hay nên đành cóp tay cái link fanpage “Viết chữa lành” của chị Huyền Trang. Nơi bạn có thể tìm thấy một bộ sản phẩm cute màu tím, trình bày theo phong cách đồng hành, step-by-step giúp bạn lấy lại cảm hứng và “nước” để chiếc content bớt khô khan.
Link fanpage nha: https://www.facebook.com/vietchualanh/
Một lần nữa xin cảm ơn anh chủ Quán trà đá và các vị khách VIP 3000! lần sau mong anh xin vợ thêm tiền mở rộng quán và có thêm hướng dương.

Yêu cả nhà 3000 <3

Dược sĩ trà đá

Blog là những chia sẻ góp nhặt của mình về Marketing, một vài câu chuyện ngành Dược và chút góc nhìn cuộc sống. Cảm ơn bạn đã đọc tới đây! Có thể chúng ta gặp những quan điểm khác nhau, nhưng nếu tìm được chút điểm chung với mình, cho phép mình mời bạn cafe/trà đá nhé.

Đọc thêm một số bài viết của mình nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button